CÁCH KHẮC PHỤC LỖI CHỮ E CỦA THANG MÁY

Trong khi vận hành thang máy sẽ không thể tránh khỏi sai sót, điều này khiến người dùng không yên tâm và Ban quản lý thang máy cũng lo lắng. Vậy lỗi chữ E thang máy là gì? Làm sao để khắc phục các lỗi này? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Lỗi chữ E thang máy là gì?

E là viết tắt của ‘Error’, nghĩa là lỗi trong tiếng Anh. Nhà sản xuất để chữ E đi kèm với các chữ số hoặc các ký tự A, B, C, D,… khác nhau biểu trưng cho những lỗi khác nhau. Từ đó giúp kỹ thuật viên có thể nhanh chóng xác định lỗi mà thang máy đang gặp phải và có biện pháp xử lý nhanh chóng, chính xác. Mỗi hãng thang máy sẽ có bảng mã lỗi E khác nhau. Vì vậy, kỹ thuật viên cần có khả năng đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật, có kiến thức căn bản để khắc phục lỗi E của thang máy.

Lỗi E hiển thị ở đâu?

  • Bên trong thang máy

Khi nhìn thấy chữ E hiển thị bên trong thang máy, nghĩa là người sử dụng đang nhận thông báo rằng thang đang gặp sự cố. Vậy bạn nên ra khỏi thang máy, kể cả thang vẫn hoạt động tốt, và chuyển sang sử dụng thang bộ. Tránh trường hợp bị kẹt lại bên trong hoặc thang dừng đột ngột.

  • Trên bảng mạch

Có những thang máy hiện lỗi E ở bên ngoài hoặc trong bảng mạch để báo lỗi cho kỹ thuật viên

Danh sách lỗi chữ E trên thang máy

  1. E – Thang máy sẽ chuyển sang chế độ UD (với tủ PLC)
  2. E2 – Hở mạch toàn cửa – Cửa thang bị hở mạch do tiếp điểm cửa hoặc đứt dây điện
  3. E3, E4 – Thang máy chạy lên/xuống quá tầng so với lệnh
  4. E5, E6 – Khóa cửa thang máy không mở/đóng sau 15 giây nhận lệnh
  5. E8 – Lỗi truyền thông do nhiễu tín hiệu
  6. E10, E11, E12 – Swith buộc giảm tốc dưới và trên không đúng vị trí
  7. E19, E37 – Cửa kẹt, mở lâu không đóng, gặp vật cản hoặc tiếp điểm cửa không ăn
  8. E20 – Lỗi bảo vệ trượt khi thang máy vận hành
  9. E21 – Động cơ quá nhiệt
  10. E22 – Đảo động cơ do hiện tượng trượt liên tục trong 0.5 giây
  11. E23, E24 – Lỗi tốc độ thang máy
  12. E27, E28 – Lỗi cảm biến bằng tầng
  13. E30 – Lỗi vị trí bằng tầng
  14. E32 – Mạch an toàn bị hở lúc thang hoạt động
  15. E35, E36 – Lỗi contactor
  16. E45 – Relay mở cửa trước
  17. E49 – Lỗi truyền thông không do lỗi tín hiệu
  18. E60 – Tiếp điểm contactor bị ngắt kết nối
  19. E61 – Lỗi tín hiệu khởi động
  20. E74 – Lỗi bộ hãm
  21. E75 – Đứt cầu chì
  22. E77 – Lệch tốc độ, thời gian tăng tốc quá ngắn, quá tải
  23. E82 – Lỗi Ecodor

Khi sửa chữa, kỹ thuật viên cần lưu ý:

  • Đánh giá tình trạng và vị trí cabin và người dùng để cứu hộ an toàn
  • Mở tủ điện xác định lỗi và tra cứu bảng mã lỗi theo tài liệu của thang máy
  • Để biển cảnh báo thang máy đang bảo trì hoặc cảnh báo không sử dụng thang máy
  • Kiểm tra tài liệu hướng dẫn, bản vẽ kỹ thuật để có phương án khắc phục
  • Quay phim, chụp ảnh lỗi và xin tư vấn từ chuyên gia của hãng nếu cần
  • Tuyệt đối không tự ý sửa chữa thang máy khi chưa có thông tin về khách đang bị kẹt bên trong
  • Sau khi sửa chữa xong, bạn có thể mở tủ điện, tắt automat và bật lại, chờ thang máy khởi động
  • Kiểm tra thang máy và thử nghiệm: không tải, có tải và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thang máy

Khi gặp lỗi chữ E, người sử dụng cần lưu ý:

  • Nếu đang sử dụng thang máy mà gặp lỗi chữ E, bạn cần bình tĩnh gọi cứu hộ bằng cách nhấn nút ‘INTERCOM’ hoặc gọi hotline của công trì bảo trì.
  • Tuyệt đối không tự ý mở tủ điện để tìm lỗi E, vì có thể khiến việc sửa chữa thang máy khó khăn hơn và không thể đảm bảo an toàn

Bài viết đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích khi gặp lỗi chữ E trong quá trình sử dụng thang máy. Hy vọng bạn luôn bình tĩnh để đưa ra quyết định đúng đắn khi thang máy gặp lỗi.

 

0977883777