TÌM HIỂU VỀ CHỐNG THẤM CHO HỐ THANG MÁY NĂM 2022

Vì mật độ dân cư ngày càng trở nên đông đúc ở các thành phố lớn nên việc sinh sống trong những ngôi nhà cao tầng, khu chung cư đang là một xu hướng chung. Để cư dân của khu vực đó không chỉ di chuyển thuận lợi mà còn vận chuyển đồ đạc dễ dàng hơn thì thang máy là một thiết bị không thể thiếu. Chính vì vậy, để không làm gián đoạn hay gây ra bất tiện trong quá trình sử dụng, hay đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng, chống thấm cho hố thang máy luôn là một công việc mà chủ đầu tư cần quan tâm sát sao và tiến hành nghiêm ngặt. Thang máy Trường Thành sẽ chia sẻ một số phương pháp chống thấm cho hố thang máy hiệu quả được nhiều chủ thầy và khách hàng tin tưởng và áp dụng.

  • Hố PIT thang máy là gì? Vì sao cần chống thấm cho hố thang máy?

Hố PIT là phần hố nằm dưới cùng của giếng thang được thiết kế âm so với mặt đất, được tính từ mặt sàn tầng dừng thấp nhất.

Hố PIT có 03 chức năng:

      Là không gian cho phần đáy cabin đi xuống khi cabin dừng ở tầng cuối cùng, ngoài ra còn là không gian chứa các bộ phận quan trọng như giảm chấn, governor.

      Là không gian an toàn trong trường hợp thang máy vượt quá hành trình đã lên lệnh vì giúp tránh va chạm cabin khi thang dừng lại.

      Là không gian cho nhân viên kỹ thuật tiến hành bảo hành, bảo trì và sửa chữa nếu có sự cố xảy ra.

Vì hố PIT nằm ở vị trí thấp nhất của công trình nên dễ xảy ra tình trạng thấm nước do tiếp xúc với mạch nước ngầm có áp lực lớn, hoặc đường ống nước đi qua hố bị nứt vỡ.

Việc chống thấm cho hố thang máy nên được tiến hành ngay từ những ngày đầu xây dựng. Vì sau khi đã lắp đặt xong các bộ phận kỹ thuật như động cơ, máy móc, dây điện mà để xảy ra tình trạng thấm nước sẽ rất nguy hiểm cho người dùng trong quá trình sử dụng và vận hành thang máy, đặc biệt chủ đầu tư cũng sẽ tốn nhiều chi phí để xử lý hơn, và cũng mất nhiều thời gian hơn.


  1.   Một số phương pháp chống thấm cho hố thang máy

  • Sử dụng màng chống thấm

Phương pháp cần được thực hiện ngay sau khi đổ bê tông lót khi xây dựng hố PIT.

Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn loại màng chống thấm đạt tiêu chuẩn để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chống thấm cho công trình. Hơn nữa diện tích hố PIT không lớn, vì vậy cần ưu tiên chất lượng màng chống thấm hơn là giá thành.

Có một số loại màng chống thấm được chuyên gia khuyên dùng như Sika Bituseal-T130-SG, hoặc Sika Bituseal T-140-MG.

Quy trình chống thấm cho hố thang máy bằng màng chống thấm như sau:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt mặt hố PIT sạch sẽ để đảm bảo độ dính và độ chống thấm cao.

Bước 2: Đo và cắt màng chống thấm sao cho vừa với diện tích bề mặt hố PIT. Lưu ý: các mép nối chồng, gối đầu lên nhau khoảng 50mm – 60mm. Ở vị trí chân tường cần dán lớp màng lên cao từ 200mm – 250mm.

Bước 3: Quét một lớp Primer cho toàn bộ mặt hố và tường hố

Bước 4: Trải lớp màng chống thấm lên bề mặt hố và dùng đèn khò gas để làm chất bitum có trong màng tan chảy giúp màng bám chắc vào bề mặt.

Bước 5: Quét một lớp vữa, chờ vữa khô, sau đó ghép cốp pha để đổ bê tông cho hố PIT.

Bước 6: Sau khi bê tông khô, tháo cốp pha, quét thêm một lớp chống thấm Primer nữa.

  • Sử dụng phương pháp phun thẩm thấu

Hay còn gọi là phương pháp chống thấm ngược, phương pháp này thường sử dụng vật liệu chống thấm là gốc xi măng, dung dịch gốc Silicat.

Quy trình chống thấm cho hố thang máy bằng phun thẩm thấu như sau:

Bước 1: Vệ sinh toàn bộ bề mặt hố PIT (đục bỏ các lớp vữa, xi măng thừa). Phun nước làm ẩm bề mặt, lưu ý không để đọng nước.

Bước 2: Trát lại hố PIT bằng vữa mới để làm phẳng bề mặt hố.

Bước 3: Trộn hỗn hợp chống thấm theo đúng tỉ lệ nhà sản xuất chỉ dẫn.

Bước 4: Phun đều tay hỗn hợp chống thấm lên toàn bộ bề mặt hố, độ dày khoảng 2 – 3 mm. Sau đó chờ 4 – 6 tiếng, phun lớp thứ 2 để trám kín.

Bước 5: Trát thêm 1 lớp vữa để bảo vệ.

  • Sử dụng phương pháp sika

Sika là một vật liệu chống thấm ở dạng lỏng. Các tinh thể sika sẽ thẩm thaassu vào lớp bê tông và tạo một lớp màng bảo vệ.

Quy trình chống thấm cho hố thang máy bằng sika như sau:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt hố, loại bỏ các lớp vữa, xi măng thừa.

Bước 2: Pha Lemax Seal + 10 lít nước + 3 kg xi măng. Sau đó quét lên bề mặt bê tông.

Bước 3: Pha Lemax Seal + 5 kg xi măng + 4 lít nước, thêm dung dịch Lemax 201 vào; sau đó sử dụng hỗn hợp cuối cùng để tiến hành bịt ngay chỗ rò rỉ.

Bước 4: Tiến hành xử lý chống thấm các lớp bề mặt:

Lớp 1: Pha Lemax Seal + 5 lít nước + 4 kg xi măng, quét hỗn hợp lên bề mặt.

Lớp 2: Sau khi lớp 1 khô hoàn toàn, thì tiến hành quét lớp 2 với tỷ lệ trên sao cho vuông góc với lớp 1.

Lớp 3: Sau khi lớp 2 khô, pha Lemax 201 + 5 lít nước + 4 kg xi măng và quét đều lên bề mặt.

  • Sử dụng vật liệu gốc xi măng

Bước 1: Phun nước tạo độ ẩm cho bề mặt hố.

Bước 2: Pha hóa chất chống thấm gốc xi măng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Bước 3: Phun hoặc lăn hỗn hợp vừa pha lên bề mặt bằng bình phun hoặc bàn chà, chổi cọ.

Lưu ý: Nên thi công 2 lớp chống thấm để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Mỗi lớp chống thấm cách nhau từ 2 – 4 tiếng.

  1. Những lưu ý quan trọng khi chống thấm hố thang máy

Khi tiến hành chống thấm cho hố thang máy, ngoài áp dụng đúng phương pháp và thi công đúng kỹ thuật, bạn còn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Tiến hành công tác chống thấm cho hố thang máy ngay từ khi bắt đầu xây dựng để đạt kết quả tốt nhất.
  • Tính toán độ rung của máy, động cơ,… để đảm bảo hố thang máy chịu được chấn động, rung lắc mà không làm giảm khả năng chống thấm.
  • Có thể chống thấm thuận hoặc chống thấm ngược tùy công trình.

Hố thang máy cần được thực hiện chống thấm một cách kỹ lưỡng, cẩn thận và bải bản để đảm bảo công trình thang máy luôn hoạt động bền vững, lâu dài và an toàn. Trên đây là chia sẻ về công tác chống thấm cho hố thang máy. Thang máy Trường Thành mong những thông tin trên hữu ích.

Mọi thắc mắc liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, hoặc tư vấn hay hỗ trợ, vui lòng liên hệ Thang máy Trường Thành.

1900.0261