Thang máy ngập nước – nguyên nhân và giải pháp khắc phục mới nhất 2022

Khí hậu Việt Nam nắng nóng, mưa nhiều. Tuy chưa vào mùa mưa nhưng chúng ta đều đã chứng kiến những cơn mưa rào kéo dài hàng giờ, cùng với hệ thống thoát nước chưa hoạt động tốt nên dễ dẫn đến tình trạng ngập úng. Vì vậy giếng thang máy ngập nước là điều không thể tránh khỏi, nhất là những thang máy trong tầng hầm. Vậy khi nước tràn vào thang máy, liệu có hỏng hóc hay không, và làm sao để giải quyết? Bạn hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

  1. Nguyên nhân khiến giếng thang máy ngập nước
  • Thời tiết: Mùa mưa đến, mưa lớn kéo dài và liên tục, hệ thống thoát nước hoạt động hết công suất nhưng vẫn chưa hiệu quả, gây ra ngập úng tạm thời hay thậm chí nhiều ngày liền khiến cho thang máy rất dễ ngập nước.
  • Vị trí lắp đặt thang máy: Khi thi công lựa chọn vị trí không phù hợp, không tính toán trước các khả năng bị ngập úng, lắp đặt gần nhà vệ sinh, hệ thống nước ngầm, bể nước, bể phốt, hồ bơi hoặc ống nước,…
  • Chống thấm chưa hiệu quả: Trong quá trình thi công, vấn đề chống thấm thang máy chưa triệt để, cẩn thận và hiệu quả khiến nước ngầm ảnh hưởng đến hố pit thang máy, gây ra hiện tượng nước nhỏ giọt, hố pit bị ẩm,…

 

  • Hệ thống cứu hỏa bị rò nước: Hệ thống thang máy cũng có thể bị thấm nước cho nước từ hệ thống cứu hỏa gặp sự cố nên rò rỉ.

Trên đây là những nguyên nhân khiến cho thang máy bị ngập nước hoặc ẩm ướt, khiến linh phụ kiện của thang máy hỏng hóc và tuổi thọ không cao. Để vận hành thang máy cần có môi trường khô ráo để hệ thống điện, hệ thống truyền động không bị chập cháy gây ra sự cố, hay tai nạn đáng tiếc, các thiết bị và phụ kiện bằng kim loại của thang máy không bị ăn mòn và hư hỏng.

  1. Các phương pháp an toàn bảo vệ thang máy khi có nguy cơ ngập nước

Lắp đặt hệ thống cảnh báo ngập nước: Hiện nay đã có những công nghệ hiện đại như FDS (Flood Detection System) – hệ thống cảnh báo ngập nước – gửi cảnh báo thông qua tin nhắn đến khách hàng, đồng thời tự động di chuyển cabin lên tầng cao khi hệ thống phát hiện trong thang máy có nước.

Nếu không sử dụng FDS, khi có mưa bão hoặc nhận thấy có thể xảy ra tình trạng ngập lụt cần đưa thang máy lên tầng cao nhất ngay từ khi nước chưa ngập giếng thang. Bên cạnh đó cũng nên nên đưa cabin thang máy lên tầng cao nhất hoặc ít nhất là tầng 2 trở lên để tránh ẩm do hơi nước hoặc tệ hơn là ngập nước.

Sau khi đưa cabin lên cao cần ngắt điện toàn bộ thang máy. Và đừng mở điện lại cho đến khi nước rút. Điều này cũng giúp giữ an toàn cho thang máy, tránh chập, cháy điện khi mưa lớn, sấm chớp có thể ảnh hưởng đến dòng điện hoặc có nước bên trong. Trước khi ngắt điện cần đảm bảo trong cabin không có ai.

Lưu ý: Một số thang máy được cài đặt chế độ cứu hộ tự động (ARD, SRS,…) và sẽ sử dụng nguồn điện dự phòng từ Bộ lưu điện UPS (Uninterruptible Power Supply) để đưa cabin thang máy về tầng thấp nhất khi điện bị ngắt đột ngột. Vậy nên khi ngắt điện thang máy, cần phải ngắt cả nguồn điện dự phòng (tắt cầu dao cứu hộ).

Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi bị ngập nước: Khi thang máy bị ngập nước, tuyệt đối không bấm nút gọi thang máy vì có thể gây chập điện do lượng hơi nước cao khiến mạch điện bị ẩm, từ đó gây nguy hiểm cho người dùng và thiết bị của thang máy có thể bị ảnh hưởng.

Tránh tình trạng nước ngập trong thang máy quá lâu. Hãy gọi tới đơn vị bảo trì thang máy yêu cầu hỗ trợ hút nước ra khỏi cabin.

Sau khi nước không còn trong cabin thang máy nữa, hãy gọi nhân viên kỹ thuật thang máy kiểm tra toàn bộ tình trạng thang máy, đảm bảo thang máy an toàn khi sử dụng, các linh phụ kiện của thang máy không bị ảnh hưởng, các mạch điện khô ráo, toàn vẹn, không bị rách hở hay ẩm ướt, trước khi đưa thang máy hoạt động trở lại.

  1. Quy trình xử lý thang máy bị ngập nước

Khi nước ngập trong thang máy, ban quản lý thang máy cần nhanh chóng liên hệ đội ngũ kỹ thuật bảo trì để xử lý và kiểm tra toàn bộ hệ thống thang máy để đảm bảo an toàn trước khi đưa thang máy vào vận hành trở lại. Sau đây là quy trình xử lý thang máy bị ngập nước theo các chuyên gia Viện kỹ thuật ứng dụng Thang máy:

Bước 1: Kiểm tra nguồn điện, di chuyển cabin lên cao, ngắt nguồn điện chính và nguồn điện dự phòng, che chắn.

Bước 2: Kiểm tra nguyên nhân ngập nước, vị trí nước xâm nhập vào thang máy, hiện trạng giếng thang ngập úng, hay ẩm ướt, hay khô ráo,…

Bước 3: Xử lý nguyên nhân nước xâm nhập

Bước 4: Kiểm tra linh phụ kiện của thang máy, lau khô, sấy, hoặc lau khô tự nhiên, đảm bảo linh phụ kiện khô ráo, nguyên vẹn, và an toàn khi sử dụng

Bước 5: Đo, kiểm tra toàn bộ hệ thống thang máy một lần nữa trước khi mở điện đưa thang máy vào sử dụng (còn gọi là kiểm tra nguội)

Bước 6: Kiểm tra toàn bộ hệ thống thang máy sau khi mở điện lại.

Trên đây là quy trình cũng như các phương pháp giúp bạn xử lý tình trạng thang máy bị ngập nước, từ đó hạn chế rủi ro về người cũng như tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế các linh phụ kiện do hư hại, hao mòn, ẩm ướt do nước.

 

1900.0261