THANG MÁY KHÔNG HỐ PIT DÀNH CHO GIA ĐÌNH

Hố PIT là phần giếng thang được xây dựng âm so với mặt nền của tầng thấp nhất, là nơi chứa phần chân đế của ray dẫn, hệ thống giảm chấn cabin và đối trọng. Hiện nay, nhiều công trình đã không còn xây dựng hố PIT nữa, đặc biệt là các công trình cải tạo. Vậy khi không có hố PIT, thang máy hoạt động theo nguyên lý nào? Ưu và nhược của thang máy không hố PIT là gì? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

 

Nguyên lý hoạt động của thang máy không hố PIT

Khi không có hố PIT, thang máy hoạt động chủ yếu bằng hệ thống trục vít, bằng cách kết nối hệ thống động cơ, động cơ điện và dây curoa tạo thành chuyển động. Hệ thống bánh răng và trục vít xoắn 5 rãnh vận hành ăn khớp với nhau để cabin di chuyển lên xuống nhịp nhàng, ổn định và an toàn.

Vì muốn loại bỏ hố PIT nên khi thi công, hố thang máy sẽ tự tích hợp bằng tấm thép hoặc kim loại.

Thang máy có hố PIT và không hố PIT đều có chung một nguyên lý vận hành: nhấn nút gọi tầng chọn tầng bộ xử lý trung tâm xử lý tín hiệu, di chuyển cabin đến tầng số theo lệnh mở cửa

Tuy nhiên thang máy có hố PIT và không hố PIT khác nhau ở địa điểm lắp đặt và kết cấu của vị trí dẫn điều khiển – loại thang thứ nhất sẽ ở trong hố PIT, dưới đáy cabin và loại thang thứ hai sẽ tích hợp các thiết bị ở vị trí khác.

Thông số kỹ thuật và kích thước của thang máy không hố PIT dành cho gia đình

  • Vận tốc di chuyển là 0.15m/s theo tiêu chuẩn về Máy móc của Liên minh Châu Âu 2006/42/EC
  • Chiều cao hành trình bằng chính xác chiều cao của toàn bộ tầng của căn nhà
  • Chiều cao tầng trên cùng khoảng 2000 – 2250mm
  • Công suất động cơ trung bình từ 3 – 7kW
  • Hệ truyền động sử dụng công nghệ trục vít
  • Nguồn điện 1 pha (220V) với thang máy có tải trọng 300kg, 3 pha (380V) với thang máy có tải trọng 400 – 500kg

Ưu điểm của thang máy không hố PIT

  • Tiết kiệm không gian: thang máy không hố PIT đặc biệt phù hợp cho những công trình nhà ở diện tích nhỏ vì không chiếm không gian sử dụng, cũng như chủ nhà không cần xây dựng thêm bậc tam cấp hay chiếu nghỉ nhằm đảm bảo chiều sâu tiêu chuẩn cho hố PIT, từ đó sẽ không thay đổi cấu trúc nền móng nhà, duy trì phong thủy như ban đầu
  • Giữ toàn vẹn giá trị thẩm mỹ của những ngôi nhà truyền thống. Những công trình nhà ở có tầng âm nhưng không lắp đặt thang máy có thể chọn thang máy không hố PIT để không tác động đến tầng âm
  • Có thể lắp đặt ở bất cứ đâu mà gia chủ muốn: ngoài trời, phòng khác, giữa cầu thang, tầng hầm hoặc tầng lửng…
  • Không yêu cầu về chiều cao tiêu chuẩn của tầng trên cùng, thường là 2.25m với cửa thang tiêu chuẩn và 1.3m với cửa thang bán tiêu chuẩn
  • Tỷ lệ không gian sử dụng thang máy hiệu quả, lên tới 70%, cao gấp đôi so với dòng thang máy truyền thống
  • Nhanh chóng, tiết kiệm thời gian trong thi công và lắp đặt vì thang máy sử dụng hệ thống truyền động trục vít, thường chỉ mất từ 5 đến 7 ngày
  • Vận hành ổn định, an toàn và nhịp nhàng do đã tùy chỉnh hệ thống để loại bỏ hố PIT
  • Tiết kiệm chi phí lắp đặt và bảo dưỡng, bảo trì trong quá trình sử dụng vì hố PIT, giếng thang và phòng kỹ thuật riêng đều được loại bỏ

Nhược điểm của thang máy không hố PIT

  • Khó khăn trong sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì phần đáy cabin
  • Tốc độ di chuyển chậm so với thang máy có hố PIT
  • Chỉ phù hợp với những nhà ở có tối đa 03 điểm dừng, không phù hợp cho những công trình nhà ở nhiều tầng hơn

Nên sử dụng thang máy gia đình không hố pit trong trường hợp nào?

  • Những công trình nhà ở có địa hình phức tạp như vướng các công trình ngầm, bể phốt, bể nước, đài móng,… không thể đủ độ sâu tiêu chuẩn để thi công hố PIT
  • Nhà ở diện tích nhỏ tận dụng diện tích tầng 01 cho việc để xe máy, ô tô, hay kinh doanh, cho thuê nên lắp đặt thang máy từ tầng 2 trở lên
  • Nhà ở có diện tích dự trù nhỏ, không đủ để xây dựng hố PIT âm và không thể lắp đặt các loại thang máy truyền thống
  • Biệt thự có thiết kế cổ điển thêm một chiếc thang máy nhỏ không yêu cầu kỹ thuật lắp đặt cao siêu để giúp công trình nâng cao giá trị thẩm mỹ và phảng phất nét hiện đại

Giá thành của thang máy không hố PIT dành cho gia đình

Một thang máy không hố PIT dành cho các công trình nhà ở hiện nay dao động từ 400.000.000 VNĐ đến 1.500.000.000 VNĐ, tùy theo các yếu tố sau:

  • Thương hiệu sản xuất: Mỗi thương hiệu sẽ hướng tới phân khúc khách hàng khác nhau, vì vậy mà giá thành cũng sẽ khác nhau
  • Nguồn gốc xuất xứ: Thang máy nhập khẩu thường sẽ có giá cao hơn thang máy liên doanh
  • Kích thước, tải trọng, số điểm dừng: thang máy không hố PIT có tải trọng 300kg có giá chừng 1.000.000.000 VNĐ, trong khi thang máy liên doanh có tải trọng sẽ có giá từ 400.000.000 VNĐ đến 800.000.000 VNĐ.

Vậy bài viết đã cung cấp một số thông tin cơ bản nhưng vô cùng hữu ích về dòng thang máy không hố PIT giúp bạn tham khảo để có thể đưa ra lựa chọn tối ưu cho gia đình của mình.

1900.0261